Việc tạo ra danh sách mua sắm tuyệt vời là cả một nghệ thuật độc đáo. Bất kế chi tiết ra sao, việc sắp xếp sẽ đảm bảo bạn có những lựa chọn tốt nhất.
List mua sắm được lập kế hoạch và tổ chức chặt chẽ sẽ nói lên nhiều điều về sự thành công của chuyến đi mua hàng. Những người mua sắm bỏ qua danh sách thường mua hàng ít trách nhiệm hơn và lựa chọn những món không cần thiết. Những thứ bạn đưa vào danh sách mua sắm hoàn toàn phụ thuộc vào bạn cùng những thứ cần thiết. Tuy nhiên, bất kể chi tiết cụ thể ra sao, việc sắp xếp chặt chẽ trước khi đến siêu thị đảm bảo bạn có những lựa chọn tốt nhất.
Tìm ra những gì cần mua
Xác định nơi ghi chú danh sách mua sách. Hàng ngày, bạn nên có một danh sách cần mua đặt ở vị trí trung tâm nhà ở. Nếu bạn nhận thấy thứ bạn cần đã hết hoặc sắp hết, hãy ghi nhớ điều đó vào danh sách. Nếu thực hiện theo cách này, bạn sẽ không phải căng thẳng do cần nhớ hết những thứ phải mua. Việc dành lượng thời gian tối đa cho bản thân giúp bạn có cơ hội ghi nhớ mọi thứ cao nhất.
- Tủ lạnh hoặc bảng thông báo là nơi tuyệt vời để lưu giữ điều này.
Tìm ra những thứ bạn cần trước. Lập một danh sách vội vã trước khi ra ngoài mua sắm dễ khiến bạn mua sắm vội vàng với lựa chọn không cẩn thận. Bạn nên có một danh sách cẩn thận trước khi ra khỏi cửa. Hãy kiểm tra tủ đựng thức ăn và kiểm tra xem những gì sắp hết. Mặc dù việc kiểm đếm số lượng mua hàng tạp hóa liên tục giúp tìm ra những gì ẩn khuất rõ hơn, nhưng bạn có thể các vị trí cất trữ đồ của mình bằng cách kiểm tra số lượng hàng tồn.
- Công thức nấu ăn thường yêu cầu một số thành phần. Tốt hơn hết bạn nên xem lại các công thức nấu ăn theo kế hoạch của mình trước khi đi siêu thị.
Xem xét tần suất các chuyến đi mua sắm. Trước khi ngồi soạn danh sách, bạn nên dành chút thời gian để suy nghĩ về tần suất đi siêu thị của bản thân. Tần suất của các chuyến đi mua sắm phụ thuộc vào vị trí, cũng như phương thức di chuyển của bạn. Một số người có nhiều thời gian đi siêu thị hơn. Nếu bạn không đi thường xuyên, điều quan trọng hơn hết là một danh sách mua sắm chi tiết. Trái lại, nếu bạn có thể đi nhiều lần trong tuần, việc quan 1 hoặc 2 món đồ không phải vấn đề.
- Trừ khi sống ngay cạnh siêu thị, còn không, bạn nên xem mình cần đi bao nhiêu km. Hãy cố gắng giảm thiểu các chuyến đi chỉ mua một món đồ vì rất lãng phí thời gian. Tốt hơn hết bạn nên mua mọi thứ cần thiết trong một lần.
Dự đoán khi nào bạn sẽ dùng hết món đồ. Nếu có thói quen thường xuyên đi siêu thị, bạn có thể lên lịch cho các chuyến đi dựa trên tần suất hết của một số đồ dùng ở nhà. Việc lên kế hoạch sẵn sàng trước khi món đồ cần thiết cạn kiệt là một cách mua sắm khôn ngoan hơn. Chỉ một chút tinh ý sẽ giúp bạn không bao giờ sợ hết đồ dùng vì luôn được mua sẵn từ trước đó.
- Sẽ rất lãng phí công sức để đánh giá thời gian bổ sung của mọi vật dụng trong nhà bạn. Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung vào một trong số những đồ dùng quan trọng nhất thường xuyên sử dụng. Giấy vệ sinh và muối chỉ là 2 trong số những mặt hàng bạn có thể đánh giá.
Tra cứu phiếu giảm giá và đặc biệt. Trước khi đi mua sắm, bạn có thể sắp xếp danh sách mua sắm dựa trên những mặt hàng được giảm giá trong tuần đó. Nếu có thứ gì đó chưa quá cần thiết hoặc ít khi mua được ưu đãi mạnh, đôi khi bạn nên thay đổi thói quen mua hàng cho phù hợp. Mặt khác, nếu có đợt giảm giá một món đồ thường mua, bạn có thể tận dụng cơ hội để tích trữ nhiều hơn mức bình thường.
Tham khảo mẫu danh sách hàng mua sắm trên mạng để tìm ý tưởng. Trên mạng có sẵn rất nhiều mẫu danh sách mua sắm. Hầu hết mọi người thích mua sắm theo sở thích của riêng họ. Tuy nhiên, việc tham khảo các mẫu danh sách hàng hóa có thể hữu ích khi suy nghĩ về những thứ bạn có thể cần. Thậm chí bạn có thể bắt gặp các món đồ thú vị mà mình chưa nghĩ tới bao giờ.
Soạn thảo danh sách mua sắm
Sắp xếp danh sách theo kiểu lối đi. Hầu hết các siêu thị sắp xếp hàng hóa của họ theo loại hình. Khi viết danh sách mua sắm, bạn nên cố gắng kết hợp những món cùng loại vào một nhóm tương tự. Hãy đặt tất cả các loại rau vào phần “rau củ”. Bạn nên làm tương tự đối với đồ vệ sinh cá nhân và thực phẩm đông lạnh. Nếu có các mục được nhóm lại với nhau, bạn sẽ không phải chạy xung quanh như cái cách bạn phải làm khi không liệt kê các món đồ cần mua sắm theo thứ tự.
- Để lại chút không gian cuối mỗi danh mục. Bạn thường sẽ nghĩ ra những thứ cần thiết vào phút cuối, điều này giúp bạn có chút không gian để viết.
- Nếu đi đến nhiều cửa hàng, bạn nên sắp xếp danh sách cần mua theo cửa hàng, sau đó sắp xếp theo lối đi. Tuy nhiên, bạn nên xem mình có thể làm gì để đóng gói tất cả mặt hàng vừa mua trong một chuyến đi đến cửa hàng.
Chỉ định số lượng nếu có. Số lượng là yếu tố quan trọng của bất kỳ danh sách mua sắm nào. Mặc dù không nhất thiết phải liệt kê số lượng mua hàng, nhưng bạn nên biết trước mình cần mua bao nhiêu cho một món đồ. Nếu không xác định được tốc độ dùng hết một món đồ, bạn không cần phải nêu ra cụ thể.
- Liệt kê các số lượng cụ thể là rất quan trọng nếu bạn có một công thức cụ thể.
Cân bằng danh sách mua sắm. Đặc biệt, khi đi mua thực phẩm, bạn nên cân bằng lượng mua hàng hóa càng nhiều càng tốt. Ngay cả khi bạn chỉ nghĩ ra một món đồ cần thiết, một chuyến đi thành công vẫn là cố gắng mua một lượt nhiều đồ dùng nhất có thể. Hãy đặt vào túi hàng của bạn đầy sữa, thịt, ngũ cốc và các mặt hàng khác như đồ vệ sinh cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mình đã hoàn thành được nhiều việc hơn trong chuyến đi so với việc chỉ đơn giản là đi một chuyến riêng biệt, một mặt hàng.
Nhấn mạnh vào những lựa chọn lành mạnh. Một phần hấp dẫn của danh sách mua sắm là bạn có thể đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất. Những người mua sắm không lên kế hoạch trước thường dễ dàng bị khuất phục trước những hành vi nóng vội. Khi lên kế hoạch mua sắm, hãy thử nghĩ xem mỗi mục ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống lâu dài của bạn. Nhờ đó bạn sẽ không bị cám dỗ bởi những món đồ trước mặt, đánh giá chính xác những lựa chọn nào là tốt nhất cho cuộc sống của mình.
So sánh giá trực tuyến. Tùy thuộc vào nơi sống, bạn có một số lựa chọn khác nhau cho chuyến mua sắm của mình. Nhiều cửa hàng lớn nhất như BigC niêm yết giá trực tuyến. Nếu muốn tiết kiệm một khoản tiền, bạn nên tra cứu mức giá trực tuyến cho một số thứ muốn mua. Hãy đặc biệt chú ý đến các giao dịch mà một cửa hàng nhất định có so với đối thủ cạnh tranh.
- Một số giá cả được nhà sản xuất kiểm soát. Nếu đúng như vậy, bạn mua sản phẩm đó ở đâu cũng không phải vấn đề.
Sử dụng ứng dụng điện thoại. Hầu hết vấn đề trong cuộc sống đều có ứng dụng phục vụ lập kế hoạch mua sắm cũng không ngoại lệ. Một danh sách mua sắm trên điện thoại là ý tưởng hay vì bạn có thể thêm vào khi cần thiết. Bạn cũng không cần lo mất danh sách và hầu hết các ứng dụng này đều tự động sắp xếp việc mua sắm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Viết ra danh sách cuối cùng. Tất cả thông tin bạn có cho danh sách mua sắm của mình không được tổ chức ở dạng ghi chú thuần túy. Tùy thuộc vào quy mô chuyến đi, bạn có thể dành thêm thời gian để viết "bản nháp cuối cùng" cho danh sách. Bạn hãy viết các mục gọn gàng hơn và nhóm chúng theo loại. Danh sách này có thể giống như mua thêm việc, nhưng bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi siêu thị nếu danh sách rõ ràng và được vạch ra hợp lý.
- Quá trình sắp xếp sẽ được đơn giản hóa tối đa nếu bạn sử dụng lên kế hoạch bằng app điện thoại.
Tối đa hóa chuyến đi mua sắm của bạn
Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn theo kiểu lối đi. Miễn là danh sách mua sắm được sắp xếp hợp lý, bạn có thể biết ngay mặt hàng nào được tìm thấy ở lối đi nào. Bạn nên quét qua toàn bộ cửa hàng một cách bài bản. Trước tiên, hãy đi qua những lối đi quan trọng nhất và đảm bảo bạn có tất cả những thứ cần thiết trước khi bước tiếp. Hãy cố gắng gạch bỏ các danh mục mua sắm không cần thiết (ví dụ: rau tươi) cùng một lúc.
Đi mua sắm trong giờ thấp điểm. Việc mua sắm sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn chọn thời điểm siêu thị không đông đúc. Buổi đêm muộn trước khi đóng cửa là khoảng thời gian hoàn hảo cho việc này, cũng như buổi sáng các ngày trong tuần khi hầu hết mọi người đều bận rộn làm việc. Ngược lại, bạn không nên đi mua sắm vào cuối tuần hoặc vào đầu buổi tối nếu có thể. Siêu thị sẽ bận rộn hơn và bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi bộ qua dòng xe cộ.
Sử dụng túi đựng hàng bằng vải. Túi vải đựng hàng là cách liên hệ hữu ích nếu bạn muốn có trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mua túi ni lông, và túi vải bền chắc hơn. Việc sử dụng túi vải mua sắm cũng thân thiện hơn với môi trường, vì vậy bạn có thể tự hào về bản thân khi mua sắm.
Kiểm tra hạn sử dụng. Khi mua thực phẩm, bạn nên tạo thói quen kiểm tra hạn sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thứ có thời hạn sử dụng ngắn như sữa. Nếu có mẫu khác nhau của cùng một mặt khác, hãy kiểm tra các mẫu đó và chọn cái có thời hạn sử dụng gần nhất.
Đánh giá các sản phẩm đặc biệt trong cửa hàng. Bạn nên chừa chỗ trong danh sách mua sắm để tùy cơ ứng biến. Các sản phẩm đặc biệt trong cửa hàng rất đáng để chọn lựa nếu đó là thứ bạn muốn. Mặc dù chuyến đi mua sắm của bạn không nên bị chi phối bởi những điều đặc biệt, nhưng việc tận dụng những cơ hội này là cách tuyệt vời để tận dụng tối đa số tiền bạn chi tiêu.
Lấy thực phẩm đông lạnh sau cùng. Nếu chuyến mua sắm khác lâu, bạn sẽ muốn cân nhắc thời gian lấy đồ đông lạnh ra khỏi siêu thị, cửa hàng. Các sản phẩm đông lạnh như kem không nên để ở giỏ hàng quá lâu trừ khi bạn muốn có một mớ hỗn độn trên tay. Nếu bạn dự đoán chuyến mua sắm sẽ mất một thời gian, hãy cố gắng lấy những thực phẩm đông lạnh này sau cùng.
Bình luận